Monday, April 11, 2016

Lịch sử giày running thời hiện đại (Phần I)

Lịch sử giày chạy bộ chính hãng thời hiện đại (Phần I)
Giày chy b cũng chỉ mới ra đời cách đây khoảng 200 năm, khi người Anh- thế kỉ 18 yêu thích trở lại bộ môn chạy bộ, họ bắt đầu có nhu cầu sử dụng loại giày chy bộ chính hãng nhẹ hơn nhưng phải bám chắc được vào bề mặt đường chạy. Tuy nhiên, hầu hết những đôi giày làm bằng da thời kỳ đó không thỏa mãn được yêu cầu trên do chất liệu da có xu hướng bị co giãn khi ẩm ướt hoặc gặp mưa.
Năm 1832, Waite Webster đã có bước đột phá khi đưa ra sáng chế mới với đôi giày có đế cao su- dùng được cho cả giày da lẫn ủng. Sáng chế này được đánh dấu bằng sự ra đời của chiếc giày chy bộ chính hãng đế mềm Plimsolls- là đôi giày của hầu hết trẻ em thời đó. Cho tới năm 1852, một người Anh khác là Joseph MI/ Tam Foster- người sáng lập ra Boulton mà bây giờ là REEBOK- nảy ra ý tưởng đóng đinh vào đế giày- sáng tạo ra loại giày mới mà bây giờ chúng ta gọi là “giày đinh”.
Vào khoảng năm 1892, quy trình lưu hóa cao su đã tạo ra bước phát triển lớn, tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành sản xuất giày. Lưu hóa cao su chỉ đơn giản là quá trình nấu chảy cao su trộn với sợi. Hỗn hợp cao su- sợi được đổ thành các khuôn đế giày giúp cho đế giày kết dính với phần thân chắc chắn hơn, làm cho giày nhẹ hơn, êm hơn, mềm dẻo hơn. Chiếc giày Keds chính là điển hình cho kỹ thuật trên- do công ty Goodyear  sản xuất vào năm 1892 với thân giày được làm bằng vải bố. Cho tới năm 1917, khi Goodyear đã có vị thế trên thị trường thì họ bắt đầu quảng cáo Keds như một đôi giày thể thao chính hiệu. Họ bắt đầu nổi tiếng với thương hiệu giày đinh- nhưng lại là giày đinh với những bước chân êm ái, nhẹ nhàng.
Nói tới chiếc giày chạy bộ chính hãng thời hiện đại thì không thể không nhắc tới cha đẻ của chúng- Adolf Dassler- bắt đầu sự nghiệp làm giày của mình từ năm 1920. Đối với ông, mỗi chiếc giày được thiết kế riêng biệt và phù hợp với từng cự ly chạy khác nhau và ông cũng là người đầu tiên quan tâm tới ảnh hưởng của cự ly chạy đối với việc thiết kế đôi giày. Cho tới năm 1936, những đôi giày của ông đã nổi tiếng khắp thế giới bởi những đôi giày của ông được mang bởi vận động viên nổi tiếng Jesse Owens .
Sau những năm chiến tranh đói kém, Adolf Dassler tiếp tục sáng tạo ra những đôi giày chạy bộ với chất liệu làm từ vải bạt và cao su tận dụng từ những chiếc lều bạt và thùng chứa xăng. Năm 1948, Ông sáng lập Addas nhưng công ty chẳng mấy chốc tách ra thành Addas (sau này là Adidas) và Puma. Từ 1949, ông thiết kế thêm biểu tượng 3 sọc trên thân giày. Ngày nay, biểu tượng 3 sọc của đôi giày chy b chính hãng Addidas là biểu tượng nổi tiếng trên toàn thế giới.
Cùng thời gian này, ở Nhật Bản cũng đã bắt đầu một kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp sản xuất giày chy bộ chính hãng. Năm 1949, Mr Onitsuka bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc thành lập công ty TNHH Onitsuka. Quá đau đớn trước hình ảnh đất nước Nhật Bản bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, ông đã quyết định sứ mệnh của công ty mình là hỗ trợ, phục hồi thanh thiếu niên Nhật Bản- những người vô gia cư, bị ảnh hưởng nặng nề sau chiến tranh. AISCS đã ra đời với ý nghĩa nhân văn như vậy.
Trong suốt thời kỳ hậu chiến sau này, nhu cầu về giày dép cũng càng ngày càng tăng. Cơn sốt tập thể dục đã tạo nên mối liên hệ mật thiết giữa giày thể thao với các hoạt động thể thao giải trí. Năm 1936, đội bóng rổ nhà nghề Mỹ bắt tay với hãng giày Converse Chucks đã dẫn đầu trào lưu kết hợp thương mại và thể thao.  Cùng năm đó, giày thể thao của Dassler được sử dụng tại Olympic Berlin. Những năm 1950s, các vận động viên nổi tiếng còn được cung cấp cả Cây giày- thứ phụ kiện không thể thiếu của giày chy b chính hãng. Ngoài ra, theo ý muốn của các động viên, đôi giày cũng phải thật vừa khít chân để làm sao không gây vướng víu, ngay cả khi họ không mặc quần sooc trong quá trình luyện tập, thi đấu thể thao
Năm 1962: giày chy b chính hãng New Balance được giới thiệu, thử nghiệm và cân thử chỉ có 96 gram.
Năm 1968: các rãnh ma sát ở dưới đế giày bắt đầu thay thế giày đinh truyền thống: Phil Knight- học kinh doanh tại trường đại học Oregon nhưng lại có niềm đam mê với điền kinh, luôn cảm thấy không hài lòng với các loại giày chy b đang được bày bán trên thị trường. Vào đầu thập nên 60, ông có cuộc gặp gỡ định mệnh với huấn luyện viên điền kinh Bill Bowerman và quyết định cùng thành lập công ty buôn bán giày kiếm lời. Khi Bowerman có thiết kế riêng của mình- loại giày chy b trung thành với tiêu chí nhẹ và thoải mái, họ bắt đầu tập trung vào việc sản xuất và kinh doanh nhãn hiệu riêng của chính mình. Đôi giày chạy bộ đầu tiên được biết tới của hãng là loại giày Tiger nhưng với phần đế được thiết kế riêng biệt của Bowerman- loại đế có các rãnh sâu tạo ma sát thay thế hoàn toàn cho việc sử dụng đinh. Sau này, hãng chính thức đổi tên từ Blue Ribbon Sports thành Nike- lấy cảm hứng từ nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp.

No comments:

Post a Comment